1.TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA KHÁCH HÀNG? LY HÔN HẾT BAO NHIÊU TIỀN-LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA CHIA SẼ THÔNG TIN.
2.KHI KHÁCH HÀNG LÀM THỦ TỤC LY HÔN HÃY LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA ĐỂ TƯ VẤN VÀ TRỢ GIÚP HỒ SƠ LY HÔN.
3.KHÁCH HÀNG NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN MIỄN PHÍ-CHỈ PHẢI TRẢ PHÍ KHI NHỜ LÀM HỒ SƠ LY HÔN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG.
4.ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN QUA ĐIỆN THOẠI VÀ ZALO ONLINE THEO YÊU CẦU KHÁCH HÀNG.
5.MỌI KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC ĐỀU ĐƯỢC LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA GIẢI QUYẾT NGAY
I.CÁC KHOẢN LỆ PHÍ, ÁN PHÍ, CHI PHÍ TỐ TỤNG KHI LY HÔN:
– LỆ PHÍ LY HÔN THUẬN TÌNH:
- Khi người dân dân thực hiện yêu cầu nhà nước giải quyết ly hôn thì nhà nước thu phí.
- Lệ phí, án phí, chi phí tố tụng..vv.. thì cũng chính là tiền nộp nhà nước.
- Khi nào gọi là lệ phí: trường hợp trong tố tụng dân sự giải quyết Việc dân sự.
- Ly hôn thuận tình là việc dân sự, theo đó tiền này được gọi là lệ phí.
- Lệ phí là cố định ly hôn thuận tình người xin ly hôn sẽ tạm ứng lệ phí là 300.000đồng.
- Lệ phí, khi tòa án nhận hồ sơ ly hôn thuận tình sẽ thông báo cho người xin ly hôn.
- Người được thông báo nộp lệ phí 300.000đ sẽ đến cơ quan Thi hành án dân sự nộp.
- Chỉ được nộp, chỉ có cơ quan Thi hành án dân sự là nơi thu lệ phí ly hôn.
Ngoài ra không cơ quan tổ chức nào khác được quyền thu lệ phí ly hôn thuận tình.
- Khi nộp xong cơ quan Thi hành án sẽ cấp cho người xin ly hôn biên lai thu lệ phí.
- Người được cấp biên lai sẽ trở lại Tòa án nơi nộp hồ sơ ly hôn để nộp lại biên lai cho tòa.
- Nếu không nộp lệ phí, hoặc không nộp lại biên lai để chứng minh đã đóng lệ phí thì sẽ trả hồ sơ.
- Quá trình tòa án giải quyết ly hôn thuận tình, nếu có cấp dưỡng nuôi con thì vừa đủ lệ phí 300.000đ.
- Nếu không cấp dưỡng nuôi con thì sẽ được trả lại một nửa số tiền lệ phí đã nộp.
- Tiền lệ phí ly hôn được nhận lại sau khi có quyết định thuận tình ly hôn.
- Người được trả lại lệ phí ly hôn đến cơ quan Thi hành án dân sự nhận lại.
- Lệ phí ly hôn theo luật thì cả người vợ lẫn người chồng cùng nhau chịu mỗi bên một nửa.
– ÁN PHÍ LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG KHÔNG TRANH CHẤP TÀI SẢN.
- Án phí chính là tiền nộp cho nhà nước khi làm thủ tục ly hôn đơn phương tại Tòa.
- Án phí cũng do Cơ quan thi hành án cùng cấp là nơi thu tiền khi Tòa án thông báo.
- Án phí ly hôn luật định do người xin ly hôn sẽ chịu án phí ly hôn đơn phương.
- Số tiền án phí phải nộp khi ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản là: 300.000đồng.
- Tiền án phí này có tranh chấp cấp dưỡng hay không thì cũng chỉ số tiền này.
- Khi nộp hồ sơ ly hôn đơn phương không chia tài sản thì nhà nước thu tạm ứng án phí 300.000đ.
- Tòa án sẽ khấu trừ tạm ứng án phí thành án phí phải chịu và không phải nộp thêm.
- Theo luật định có các trường hợp được miễn án phí nhưng phải làm đơn.
Án phí hay lệ phí có được hoàn trả lại hay không?
- Án phí, lệ phí khi Ly hôn trường hợp hồ sơ được Tòa án giải quyết thì không hoàn lại.
- Trường hợp đã nộp và đang giải quyết ly hôn thuận tình hoặc đơn phương nhưng rút đơn.
- Khi rút đơn tòa án đình chỉ giải quyết vụ án và hoàn trả lại án phí cho đương sự.
- Riêng thuận tình ly hôn thì dù có rút đơn lệ phí nhà nước vẫn thu và không hoàn lại.
II. CHI PHÍ TỐ TỤNG KHI LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CHIA TÀI SẢN, CHIA NỢ.
- Chi phí tố tụng thì cũng chính là tiền nộp cho nhà nước trong quá trình giải quyết vụ án tại tòa án.
- Chi phí tố tụng chính là các khoản tiền được luật quy định sau đây:
- Ví dụ: Tranh chấp ly hôn chia đất đai tài sản khác, thì sẽ phải nộp khoản tiền để định giá tài sản.
- Khoản tiền để đo đất, định giá đất, chi phí của việc ủy thác tư pháp..vv.. chính là chi phí tố tụng.
- Khi ly hôn chia đất, ví dụ Tòa án thành lập hội đồng định giá tài sản thì đương sự phải nộp tiền đó.
- Tiền sẽ được tạm tính dựa trên giá trị tài sản tranh chấp để nhà nước ra thông báo thu chi phí.
- Trong vụ án ly hôn yếu tố nước ngoài, ủy thác tư pháp được hiểu gửi văn bản ra nước ngoài.
- Gửi văn bản thì sẽ phải nộp tiền để tổ chức có thẩm quyền quốc gia bạn đi thực hiện công việc.
- Các tranh chấp khác tài sản không xác định được giá, thì phải có tổ chức chuyên định giá thực hiện.
Chi phí tố tụng này khi tòa án giải quyết bên nào thua bên đó phải chịu và trả lại cho bên tạm ứng.
- Và đương sự phải nộp khoản tiền đó gọi là chi phí tố tụng.
- Ví dụ tiếp theo: Trong tranh chấp hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng về đất đai.
- Các bên cần giám định chữ chứ chữ viết hoặc tài liệu, thì phải nộp tiền để giám định.
- Tranh chấp thương mại, thiệt hại về tài sản không tính toán được thì phải định giá thiệt hại.
- Những chi phí đó gọi là chi phí tố tụng mà người khởi kiện phải tạm ứng khi đi kiện.
V. CÁCH TÍNH TẠM ỨNG ÁN PHÍ KHI KHỞI KIỆN.
- Án phí trong tranh chấp khởi kiện có hai dạng, 1 là không giá ngạch và có giá ngạch.
- Không giá ngạch và có giá ngạch tất cả đều được quy định trong Nghị quyết về án phí lệ phí.
- Không giá ngạch được hiểu là khoản án phí cố định, cụ thể từng loại vụ việc nộp bao nhiêu tiền.
- Quý khách tìm và đọc bảng án phí lệ phí Tòa án sẽ rõ ràng chi tiết con số.
- Loại có giá ngạch, được hiểu là án phí tạm thu dựa trên giá trị tài sản tranh chấp.
- ví dụ: Tranh chấp lô đất mà người khởi kiện khai 1 tỷ thì tạm thu theo 1 tỷ.
- Nếu khi đi kiện tạm khai lô đất tranh chấp giá trị 100 triệu thì thu theo giá 100 triệu.
- Quá trình giải quyết vụ án nhà nước sẽ định giá lo đất đó ra giá trị thực.
- Nếu tạm ứng án phí đã thu đủ thì thôi, nếu thiếu thu thiếp, nếu dư trả lại.
- Án phí, chi phí tố tụng sau khi Tòa án xử án ai thua sẽ chịu tòa bộ án phí, chi phí.
- Người tạm ứng án phí nếu thắng kiện sẽ được hoàn trả lại án phí, chi phí.
- An phí, lệ phí, chi phí tố tụng nếu chưa rõ cần biết thêm hãy gọi chúng tôi:
V. LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA NHỜ DỊCH VỤ LY HÔN.
- Luật sư Tư Vấn Biên Hòa luôn hỗ trợ chia sẽ giải đáp các vấn đề khách hàng cần hỏi.
- Giải đáp chia sẽ qua zalo/điện thoại hoặc lên lịch gặp trực tiếp khách hàng.
- LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA, ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ TƯ VẤN, THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHI KHÁCH HÀNG NHỜ.
tin tức mới nhất Xem tất cả
LUẬT SƯ GIỎI UY TÍN CHUYÊN MÔN CAO