ĐẤT ĐAI BỊ TRANH CHẤP VÀ MUỐN BIẾT VỀ QUY ĐỊNH ĐỂ GIẢI QUYẾT
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI BỊ TRANH CHẤP THẾ NÀO
HỒ SƠ GỒM NHỮNG GÌ VÀ LÀM THỦ TỤC RA SAO, CƠ QUAN NÀO GIẢI QUYẾT
MUỐN TƯ VẤN LUẬT SƯ HAY THUÊ LUẬT SƯ THÌ LIÊN HỆ RA SAO.
LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA CHIA SẼ KHÁCH HÀNG NHƯ SAU: ĐT/ZALO 24/24 TRỰC TIẾP
I. NGUYÊN NHÂN ĐẤT ĐAI BỊ TRANH CHẤP.
- Trên thực tế đất đai phát sinh tranh chấp bởi nhiều nguyên nhân, đây là một số nguyên nhân chính.
- 1.Với đất đai có tranh chấp xuất phát từ nguyên nhân chưa có sổ đỏ.
- Đất đai bản chất không phải là tự dưng nhà nước cấp sổ đất cho người sử dụng.
- Nó là cả một quá trình khai hoang khai hoá và sử dụng ổn định kê khai cấp sổ đất.
- Không phải thửa đất nào cũng có sổ đỏ, mà trên thực tế rất nhiều lô đất chưa có sổ.
- Khi đất đai chưa được cấp sổ thì việc xác định ranh mốc trên thực địa sẽ không thể chính xác.
- Do chưa có sổ đỏ nên quá trình sử dụng giữa những người chủ đất dễ bị tranh chấp.
- Số liệu xác định diện tích thực tế đang sử dụng, diện tích kê khai để cấp sổ có thể sai lệch.
2.Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến đất đai có tranh chấp đó là do thay đổi về chủ sử dụng đất.
- Có nghĩa là quá trình sử dụng giữa các chủ đất cũ hàng xóm với nhau đã nắm rõ ranh mốc.
- Nhưng sau khi bán hoặc tặng cho nói theo luật là chuyển quyền sử dụng đất thay chủ mới.
- Thì lúc đó trên thực địa do không rõ ranh mốc và việc sử dụng có thể bị lấn chiếm của nhau.
- Diện tích đất càng lớn thì tranh chấp đất càng dễ xảy ra khi quá trình sử dụng thực tế sai so với bản đồ.
- Khi sử dụng các chủ đất giữa thửa này với thửa khác ít khi biết nhau và ấn định mốc.
- Trên thực tế nhiều chủ đất cứ lấy ranh giới mốc là một điểm nào đó tự ấn định và nhớ trong đầu.
- Ví dụ như mốc là cây cổ thụ, bở mương, hàng rào bằng cây cối.
- Theo năm tháng có thể quên mốc hoặc có sự cố đối với các mốc nêu trên.
- Dẫn đến việc xác định mốc thực tế giữa các thửa đất sai, và sử dụng sai dẫn đến tranh chấp.
3. Đất đai tranh chấp xuất phát từ nguyên nhân các giao dịch bằng hợp đồng.
- Các dạng tranh chấp đất đai liên quan xuất phát từ hợp đồng về đất đai như.
- Các văn bản về di chúc, thoả thuận thừa kế, chuyển nhượng, tặng cho, hoặc nhờ đứng tên dùm.
- Trên thực tế có nhiều trường hợp nhờ đứng tên dùm sau đó tranh chấp.
- Việc đứng tên dùm sổ đất không được pháp luật ghi nhận và thể hiện, cũng không có văn bản cấm.
- Thực tế diễn ra việc nhờ đúng tên dùm do nhiều nguyên nhân chủ đất không muốn đứng tên.
- Đứng tên dùm để vay ngân hàng, để trốn tránh việc bị kê biên phát mãi..vv..
- Khi chủ sử dụng thật sự muốn lấy lại đất, muốn đứng lại tên sổ đất thì bị tranh chấp.
4. Nguyên nhân tranh chấp tiếp theo do quyền sử dụng đất không có lối đi trên pháp lý.
- Trước đây luật đất đai cũ khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không có quy định về lối đi.
- Các thửa đất được hình thành theo luật cũ, rất nhiều thửa đất bị bao quanh các thửa đất khác.
- Pháp lý của những thửa đất đó không có lối đi vào, và đi mượn qua thửa đất của chủ khác.
- Lâu dài khi chủ các thửa đất khác không đồng ý cho đi nhờ thì phát sinh tranh chấp về lối đi.
- Theo đó nếu không thoả thuận được lối đi mở lối đi qua thửa đất chủ khác thì tranh chấp.
5. Tranh chấp đất đai phát sinh do các nguyên nhân khác.
- Các nguyên nhân tranh chấp khác xuất phát như do phát sinh thừa kế.
- Thừa kế tài sản là đất đai có nghĩa khi chủ đất có đất và qua đời.
- Giữa những người thuộc hàng thừa kế của chủ đất đó, không phân chia được tài sản là đất.
- Trước khi mất chủ đất không để lại di chúc định đoạt cho ai cả thì phát sinh thừa kế theo pháp luật.
- Quá trình đó giữa những người thừa kế không tự chia với nhau được hoặc không biết cách chia.
- Hoạc do người đang giữ tài sản thừa kế không muốn chia cho những người khác nên tranh chấp.
6. Các tranh chấp liên quan đến đất đai có thể xuất phát từ chính sách pháp luật.
- Ví dụ đất đai bị nhà nước thu hồi một phần hoặc toàn bộ thửa đất lô đất.
- Khi thu hồi do việc bồi thường hỗ trợ tái định cư nhưng chủ sử dụng đất chưa đồng ý.
- Việc thương lượng thoả thuận giá giữa chủ sử dụng đất và các bên chưa thống nhất.
II. CÁCH GIẢI QUYẾT KHI ĐẤT BỊ TRANH CHẤP.
- Tranh chấp đất đai hoặc các tranh chấp liên quan đến đất đai thì luật rất ưu tiên các bên hoà giải.
- Hoà giải và tự giải quyết được vấn đề thì không phải nhờ đến sự giải quyết của cơ quan nhà nước.
- Tuy nhiên, khi tranh chấp các bên thường ngược về quan điểm và quyền lợi rất khó tự hoà giải với nhau.
- Trường hợp hoà giải thì THUÊ LUẬT SƯ đại diện giải thích quy định cho các bên tỷ lệ thành cao hơn.
- Vai trò của luật sư là rất quan trọng nhưng phải tìm đúng luật sư giỏi, uy tín để đảm bảo quyền lợi.
- Đất đai tranh chấp mà hai bên không tự nói chuyện giải quyết được thì phải yêu cầu nhà nước giải quyết.
- Lúc này, phải thật sư biết luật thì mới làm đúng thủ tục nhà nước yêu cầu.
- Đề được nhà nước giải quyết cho tranh chấp không phải đơn giản chỉ là làm tờ đơn.
- Đơn bắt buộc phải có nhưng phải biết gửi cơ quan nào, và quy trình giải quyết ra sao.
SAU ĐÂY LÀ CHIA SẼ QUY TRÌNH NHÀ NƯỚC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI.
- 1. Hoà giải tranh chấp đất đai cơ sở hoặc giải quyết tại cơ quan hành chính UBND cấp thẩm quyền.
- Giải nghĩa, luật quy định khi đất tranh chấp bước đầu tiên là phải có đơn hoà giải đất đai.
- Thủ tục hoà giải này chỉ diễn ra đúng tại UBND cấp xã/phường nơi có thửa đất tranh chấp.
- Ví dụ: Các bên có thể cư trú bất kỳ ở tỉnh nào, nhưng đất tranh chấp ở UBND xã A.
- Thì phải làm làm đơn yêu cầu hoà giải tranh chấp đất nộp tại UBND xã A.
- Gọi là thẩm quyền giải quyết hoà giải tranh chấp đất.
- Đơn hoà giải tranh chấp đất đai về hình thức, nội dung và các yêu cầu như thế nào.
Bạn đọc tham khảo bài viết mẫu đơn hoà giải tranh chấp đất đai của Luật sư uy tín.
- Kèm theo đơn phải cung cấp bản sao giấy tờ tuỳ thân, giấy tờ về thửa đất, nguồn gốc đất.
- Xác định và cung cấp bản vẽ phần đất thửa đất khu đất bị tranh chấp.
- Biết rõ họ tên địa chỉ của người đang tranh chấp đất với mình và các thông tin khác.
- Cơ quan UBND xã phường bắt buộc phải tiến hành xác minh tranh chấp đất giữa các bên.
- Thu thập hồ sơ giấy tờ tài liệu về tranh chấp đất của các bên.
- Trong thời hạn luật định 45 ngày căn cứ theo nghị định 43 của chính phủ.
- Thời hạn 45 ngày nêu trên UBND phải tiến hành mở phiên họp hoà giải đất đai.
- Phiên họp diễn ra phải mời đầy đủ các bên tranh chấp tham gia hoà giải.
- Phiên họp phải được tiến hành đúng đủ thành phần tham gia phía cơ quan nhà nước.
- Kết quả của các phiên họp hoà giải phải được lập thành biên bản, ký tên đóng dấu.
- Nếu hoà giải thành công thì ghi nhận để thi hành theo nội dung đã hoà giải thành.
Nếu hoà giải không thành công thì ghi nhận ý kiến các bên để chuyển cấp khác giải quyết.
2. Thủ tục khởi kiện ra toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
- Muốn toà án nhận giải quyết tranh chấp đất đai thì phải làm khâu hoà giải nêu trên trước.
- Lý do, do luật đã quy định trước khi kiện ra toà phải hoà giải ở UBND xã phường.
- Nếu tranh chấp đất mà chưa hoà giải xã phường, thì nộp ra toà sẽ không nhận hồ sơ.
- Hoặc trường hợp nhận hồ sơ mà phát hiện chưa hoà giải ở xã phường thì cũng trả hồ sơ.
- Như vậy, hoà giải tranh chấp ở xã phường là yếu tố bắt buộc.
- Toà án cấp có thẩm quyền chính là nơi cuối cùng sau cùng giải quyết triệu để tranh chấp.
- Có nghĩa là việc ai đúng ai sai trong tranh chấp đất đai do toà án xử và quyết định.
Khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất thì toà án nào giải quyết, hồ sơ gồm những gì?
- Tới đây thì cũng do Bộ luật tố tụng dân sự quy định cách thức làm hồ sơ khởi kiện.
- Toà án nhân dân cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh giải quyết tranh chấp đất đai.
- Toà án nơi có đất tranh chấp sẽ có thẩm quyền thụ lý giải quyết với các trường hợp.
- Tranh chấp đất mà không có yêu cầu huỷ sổ đỏ, không có yếu tố nước ngoài.
- Các tranh chấp đất có yêu cầu huỷ sổ đỏ cấp lần đầu hoặc có yếu tố nước ngoài.
- Thì toà án cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ưng là toà án có thẩm quyền.
Hồ sơ nộp toà gồm những gì? việc này cũng do luật quy định thành phần hồ sơ.
- Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai theo đúng mẫu mà toà án ban hành.
- Nội dung đơn, hình thức đơn, yêu cầu giải quyết các vấn đề trong đơn phải đúng.
- LUẬT SƯ GIỎI VÀ UY TÍN NHẬN TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHÂP ĐẤT ĐAI:
- Kèm theo đơn phải có giấy tờ tuỳ thân của người đi kiện, người bị kiện, người liên quan.
- Giấy tờ về đất, nguồn gốc đất, biên bản giải quyết của UBND xã phường.
- Thủ tục yêu cầu luật sư và các giấy tờ uỷ quyền luật sư làm việc.
- Nộp hồ sơ tại Toà án, sau đó chuẩn bị án phí để nộp cho nhà nước.
- Án phí luật có quy định mức tiền tạm ứng dựa vào giá trị tài sản tranh chấp.
- Chi tiết về án phí lệ phí nộp toà án bạn đọc xem bài án phí lệ phí toà án.
III. CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT TẠI TOÀ.
- Khi chuyển qua giai đoạn giải quyết ở toà án thì sẽ căn cứ theo đúng quy định của bộ luật tố tụng.
- Người khởi kiện sẽ phải làm đơn khởi kiện hoặc thuê luật sư làm đơn nếu không biết rõ.
- Đơn khởi kiện thì phải được trình bày rõ ràng về nội dung tranh chấp đất.
- Yêu cầu Toà án giải quyết cho mình vấn đề gì và tạm ứng án phí.
- Sau khi nộp đơn kèm tài liệu, gọi là nộp hồ sơ khởi kiện tranh chất đất đai.
- Toà án sẽ căn cứ theo luật và thông báo cho người khởi kiện thực hiện các việc tiếp theo.
- Sau khi được thụ lý vụ án thì tiến hành giải quyết theo thủ tục.
Quá trình giải quyết từng bước theo luật định sẽ gồm có các vấn đề như sau:
- Gửi giấy báo và thông báo thụ lý vụ án đến những người và tổ chức có tên trong hồ sơ kiện.
- Triệu tập những người có tên trong hồ sơ và ấn định thời gian để lên toà làm việc.
- Làm việc được hiểu và các bên sẽ nói về vấn đề của mình cho toà án ghi nhận lại.
- Toà án yêu cầu viết bản tự khai, bản ý kiến trình bày các vấn đề mình biết.
- Nếu có tài liệu liên quan vụ án thì nộp cho toà án, nếu không có thì được quyền yêu cầu trích lục.
- Số lần làm việc tại toà luật không ấn định là bao nhiêu lần, mà toà án triệu tập cho đến khi xong vụ án.
- Sau các lần làm việc thì Toà án tiến hành thủ tục thu thập chứng cứ.
- Nếu chứng cứ ở các nhân hoặc cơ quan nào lưu giữ thì yêu cầu cung cấp.
- Tiếp đến Toà án sẽ yêu cầu việc xem xét tài sản đo đạc và định giá tài sản tranh chấp.
- Xem xét tại chỗ là việc toà án xuống đất coi tranh chấp đất đó tài sản gồm những gì.
- Ghi nhận bằng biên bản và lưu giữ trong hồ sơ vụ án gọi là chứng cứ.
- Thẩm định giá/hội đồng định giá là việc toà án yêu cầu thành lập hội đồng định giá.
- Định giá là cơ quan có chuyên môn xác định đất tranh chấp có giá trị bao nhiêu tiền.
- Đo đạc đất trong quá trình giải quyết vụ án là bắt buộc để xác định diện tích tứ cận.
- Khi đo đạc thì phải yêu cầu cơ quan có chuyên môn đo đạc là văn phòng đăng ký đất đai.
- Sau khi đo đạc xong xuất bản vẽ và giao cho các bên đương sự có ý kiến.
- Xong các thủ tục này tiến hành mở phiên họp công khai chứng cứ với các đương sự.
LIÊN HỆ LUẬT SƯ TƯ VẤN BIÊN HÒA GIỎI-UY TÍN-TẬN TÂM:
- Tiếp theo sau khi công khai chứng cứ toà án tiến hành hoà giải.
- Hoà giải được hiểu cho hai bên cơ hội để xem có giải quyết tranh chấp với nhau được không.
- Hoà giải luật không quy định là bao nhiêu lần, toà án tiến hành cho đến khi không thành thì xét xử.
- Sau thủ tục hoà giải nếu thành công thì ban hành Quyết định hoà giải thành, vụ án xong.
- Nếu không hoà giải được Toà án sẽ ấn định và ban hành quyết định xét xử.
- Quyết định xét xử có nghĩa ấn định lịch để mở phiên toà và xử vụ án đối với tranh chấp đó.
- Kết thúc phiên toà nếu xét xử thành công Toà án ban hành bản án và kết thúc vụ án.
- Nếu khi xét xử mà phát sinh các vấn đề khác thì Toà án có thể tạm ngưng, tạm hoãn.
- Tạm ngưng/tạm hoãn mục đích là để thu thập và làm rõ vấn đề phát sinh.
- Sau khi làm hết các vấn đề phát sinh tiếp tục mở phiên xét xử.
IV. LÝ DO NÊN THUÊ LUẬT SƯ TƯ VẤN GIẢI QUYẾT ĐẤT TRANH CHẤP.
- Tính chất hiệu quả công việc, chủ động, tậm tâm, uy tín, trách nhiệm, nhiệt huyết.
- Các luật sư của Văn phòng có thâm niên nghề chuyên giải quyết án đất đai.
- Từng có thâm niên làm việc cơ quan nhà nước chuyên xét xử.
- Trình độ các luật sư văn phòng chúng tôi từ THẠC SĨ LUẬT trở lên, chuyên tranh tụng.
- Luật sư trực tiếp đi toà, làm việc tại toà thay cho khách hàng và báo cáo lại chi tiết.
- Khi quyết định các vấn đề liên quan đến hồ sơ luôn trao đổi với khách hàng.
- Trên tinh thần luôn luôn tôn trọng bảo vệ quyền lợi tốt nhất của khách hàng.
- Chi phí thấp nhất, hiệu quả nhất, và chi phí được trả dần, làm đến đâu thanh toán đến đó.
- Không phải trả trước hay trả phí một lần, phí tính theo hiệu suất công việc.
- Có nghĩa, luật sư có làm có hưởng, khách hàng được giúp việc với phải trả phí.
V. PHÍ THUÊ LUẬT SƯ TƯ VẤN VÀ GIẢI QUYẾT ĐẤT TRANH CHẤP.
MỨC PHÍ:
- 1. Phí soạn thảo đơn khởi kiện dân sự từ 200.000đồng và tuỳ vụ án phức tạp phí thay đổi.
- 2. Soạn đơn ly hôn không tranh chấp tài sản 100.000đồng, có tranh chấp tài sản thoả thuận.
- 3. Phí soạn các loại đơn khác, văn bản khác phụ thuộc vào nội dung vụ việc và tính phức tạp.
- Phí soạn các loại văn bản và hợp đồng thấp nhất 150.000đồng.
- 4. Phí Luật sư tham gia giải quyết hồ sơ tranh chấp đất đai đối với mỗi loại hồ sơ.
- Tuỳ nội dung tính chất vụ án và tuỳ khoảng cách địa lý sẽ báo giá trực tiếp.
- 5. Phí luật sư tham gia các vụ án vụ việc khác sẽ báo giá thoả thuận với khách.
- 6. Phí luật sư bào chữa vụ án hình sự hoặc các vụ việc liên quan đến hình sự cũng do thoả thuận.
tin tức mới nhất Xem tất cả
LUẬT SƯ GIỎI UY TÍN CHUYÊN MÔN CAO